Sóc Trăng là tên mọi từ tiếng Khmer mà ra, được hiểu như là xứ chứa kho bạc của nhà vua. Sóc Trang là một vùng đất nằm ở đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng cungok.com đi tìm hiểu kĩ hơn về vùng đất này thông qua thông qua những đặc điểm về hành chính Sóc Trăng thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã? và những dặc điểm về kinh tế, văn hóa, du lịch tại Sóc Trăng.
Sóc Trăng thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã?
Sóc Trăng là một tỉnh của Việt Nam. Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn cửa Nam sông Hậu, là nơi mà con sông Hậu đổ vào biển Đông tại cửa Trần Đề và cửa Định An. Tỉnh Sóc Trăng cách tỉnh Cần Thơ khoảng 62 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km và nằm trên tuyến quốc lộ 1A nối dài các tỉnh Hậu Giang – thành phố Cần Thơ – Bạc Liêu – Cà Mau.
Phía bắc và phía tây bắc tỉnh Sóc Trăng giáp với tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp với tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp với biển đông và phía đông bắc giáp với tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long. Sóc Trăng có đường bờ biển dài khoảng 72 km và có 3 cửa sông đó là Trần Đề, Mỹ Thanh và Định An đề được đổ ra biển Đông.
Sóc Trăng có địa hình tương đối bằng phẳng, cao ở phía sông Hậu, thấp nhất là phía tây và tây bắc. Địa hình có dạng lòng chảo, ở những địa hình cao là những giồng cát lớn và những vùng thấp trũng thì thường bị nhiễm phèn, mặn. Tỉnh Sóc Trăng có khá nhiều hệ thống kênh rạch, điều này đã giúp cho Sóc Trăng có thêm nhiều nguồn hải sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố cùng tên Sóc Trăng, 2 thị xã là thị xã Ngã Năm và thị xã Vĩnh Châu, 8 huyện mà trong đó có 17 phường, 12 thị trấn và có 80 xã. 8 huyện cụ thể thuộc tỉnh Sóc Trăng đó là huyện Châu Thành, huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú, huyện Kế Sách, huyện Mỹ Tú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị, huyện Trần Đề.
Mỗi huyện có một đặc điểm phát triển hành chính riêng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thành phố Sóc Trăng. Huyện Ngã Năm và huyện Vĩnh Châu tuy cách xa trung tâm thành phố nhưng lại là hai huyện phát triển sớm nhất và đang trên đà phát triển thêm nhiều thị xã hơn nữa như Kế Sách, Cù lao Dung, Mỹ Tú, Long Phú, Ba Xuyên.
Trung tâm hành chính Sóc Trăng chính là nơi quản lý nhà nước của tỉnh Sóc Trăng với các đơn vị như tỉnh ủy Sóc Trăng, thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: Bắc Giang có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn, thành phố?
Đặc điểm kinh tế, văn hóa, du lịch tỉnh Sóc Trăng

Đặc điểm kinh tế, văn hóa, du lịch tỉnh Sóc Trăng
Kinh tế
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa cho nên sẽ có hai mùa chính đó là mùa mưa và mùa khô, ít có bão lũ. Lượng mưa trung bình khoảng 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10, có độ ẩm khá cao và đây cũng là thuận lợi để cho các loại cây hoa màu, cây lúa phát triển. Đất đai khá màu mỡ thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bắp, đậu nành và các loại rau củ như tỏi, hành,…
Tỉnh Sóc Trăng còn được biết đến như là một vùng đất với nhiều loại cây ăn quả như sầu riêng, xoài, bưởi,… Đất nông nghiệp chủ yếu là để canh tác lúa, cây hằng năm và cây lâu năm, cây ăn trái. Đất đai tại tỉnh Sóc Trăng có thể chia làm các loại như sau: đất phù sa, đất mặn, đất nhân tác, đất cát. Tuy nhiên hiện nay tỉnh Sóc Trăng đang đối mặt với việc đất thiếu nước ngọt, bị xâm mặn, nhiễm phèn.
Sóc Trăng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất là tài nguyên rừng và biển. tài nguyên rừng với các loại cây chính như cây bần, giá, tràm, vẹt, đước, dừa nước. Đồng thời với hai cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh mang lại cho tỉnh Sóc Trăng nguồn hải sản lớn nhất là cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng là tỉnh được đánh giá là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, thủy hải sản, nông lâm nghiệp biển, thương cảng, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, vận tải biển và du lịch biển,…
Văn hóa
Tỉnh Sóc Trăng với nhiều nền văn hóa đa dạng và phong phú, sự đa dạng đó thể hiện qua ngôn ngữ, các mối quan hệ xã hội, tên đất tên làng, tính ngưỡng tôn giáo, các lễ hội, ẩm thực,… mang nhiều nét văn hóa của các anh em dân tộc khác nhau như người Kinh, người Hoa, người Khmer và người Chăm. Hằng năm có nhiều lễ hội diễn ra như lễ Sen Đôlta của người Khmer, lễ Chol Chnăm Thmây, lễ Thanh minh của người Kinh và người Hoa, lễ kỳ yên của người Hoa,…
Sóc Trăng có nhiều di tích lịch sử, có hơn 200 ngôi chùa của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Các ngôi chùa nổi tiếng như là chùa Bốn Mặt, chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đất Sét, chùa Dơi, chùa Đại giác, chùa La Hán,… Tại Sóc Trăng cũng có nhiều đền thờ nổi tiếng, đến Sóc Trăng thì bạn có thể đến đền thờ Bác Hồ tại xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung.
Ẩm thực ở nơi đây cũng khá phong phú và đa dạng, nhiều món ăn đặc sắc như là bánh pía, lạp xưởng, bánh phồng tôm, bún nước lèo, bánh dứa, bánh ống, bánh cống, cốm dẹp, bò nướng ngói,… Một món ăn khá độc đáo của người Khmer đó là bánh trên cành và một số món ăn như bún gỏi già, bún xào, bán khô heo, mắm chiên,…
Du lịch
Tỉnh Sóc trăng được biết đến với rất nhiều địa điểm du lịch chùa chiền và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng như là Hồ Nước Ngọt, Hồ Tịnh Tâm, vườn cò Tân Long, cồn Mỹ Phước, chợ nổi Ngã Năm, Hồ Bể, điểm du lịch sinh thái Mỏ Ó với những bãi cát mịn, nhiều loài chim thú, hải sản quý hiếm và được thưởng thức những khung cảnh hoang sơ của rừng thiên nhiên với không gian mát mẻ, trong lành.
Từng ngày đổi mới và phát triển, tỉnh Sóc Trăng đang khẳng định mình với các tỉnh trên cả nước, đây sẽ là một tỉnh mang tiềm năng phát triển kinh tế khá lớn và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ta. Bài viết Sóc Trăng thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã? hi vọng đã đi tìm hiểu về đặc điểm hành chính, kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh Sóc Trăng một cách cụ thể và chính xác nhất.
Sóc Trăng thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã?
3.3 (65%)
4 votes
Posted in: Việt Nam
Tagged with: Địa phương, Hải sản