Vân Đồn thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã?

Vân Đồn được biết đến như là một quần đảo nổi tiếng ở nước ta với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều lượt khách du lịch, tham quan hằng năm khi đến đây. Tuy nhiên bạn đã biết gì về Vân Đồn? Vân Đồn thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã? Trong bài viết ngày hôm nay, cungok.com sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về Vân Đồn và những đặc điểm về hành chính, kinh tế, du lịch ở nơi đây.

Vân Đồn thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã?

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía đông và đông bắc vịnh Bái Tử Long, nằm phía đông và đông nam của tỉnh Quảng Ninh. Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam. Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên là 551,3 km2 bao gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ và có hơn 20 đảo thì có người sinh sống, địa hình chỉ cao khoảng hơn 200 – 300m so với mực nước biển.

Phía tây bắc huyện Vân Đồn giáp với vùng biển huyện Tiên Yên, phía tây giáp với thành phố Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông bắc giáp với vùng biển huyện Đầm Hà, phía đông giáp với vùng biển huyện Cô Tô, phía tây nam giáp với vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà – thành phố Hải Phòng, phía nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

Địa hình chủ yếu của Vân Đồn chính là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi cho nên diện tích đất liền không lớn mà chủ yếu là diện tích mặt biển. Diện tích đất tự nhiên trên các đảo đa phần là rừng và đất rừng. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ. Huyện Vân Đồn có các ngọn núi tiêu biểu như là núi Nàng Tiên với chiều cao khoảng 450 m và núi Vạn Hoa với 397 m.

Đảo lớn nhất chính là đảo Cái Bầu với diện tích khoảng 17.212 ha nằm ở phía Tây Bắc huyện Vân Đồn, huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng nằm trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km và cách cửa Ông khoảng 7 km. Nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện là các đảo lớn như Cao Lô, Đông Chén, Ngọc Vừng, Cảnh Tước, Trà Bàn,… và nằm trên tuyến đảo Vân Hải che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long.

Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã đó là Bình Dân, Bản Sen, Đài Xuyên, Hạ Long, Đoàn Kết, Đông Xá, Ngọc Vừng, Minh Châu, Vạn Yên, Quan Lạn, Thắng Lợi. Trong đó có 7 xã thuộc vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu đó là Hạ Long, Đông Xá, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên và thị trấn Cái Rồng; 5 xã thuộc tuyến đảo vân hải vòng ra khơi chính là Quan Lạn, Ngọc Vừng, Minh Châu, Bản Sen, Thắng Lợi.

Dân số ở huyện Vân Đồn có khoảng 43.000 dân và tập trung chủ yếu ở thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Quan Lạn, Hạ Long. Với nhiều vùng khí hậu khác nhau, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết Vân Đồn khá nhiều sương mù, mưa phùn và gió bão. Lượng mưa trung bình trên một năm là khoảng 2000 mm/ năm.

Địa hình chủ yếu tại Vân Đồn chính là đảo lớn nhỏ cho nên giao thông trên huyện chủ yếu là bằng đường thủy. Huyện Vân Đồn có nhiều bến cảng như cảng Vạn Hoa, cảng Cái Rồng,… Hiện nay, huyện đang đầu tư vào các dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái và dự án sân bay quốc tế Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm : Mai Châu thuộc tỉnh nào? Là thủ phủ của dân tộc nào?

Đặc điểm kinh tế, du lịch tại Vân Đồn

dac-diem-kinh-te-du-lich-tai-van-don

Đặc điểm kinh tế, du lịch tại Vân Đồn

Kinh tế

Vì đại hình chủ yếu là các đảo lớn nhỏ cho nên kinh tế chủ yếu chính là kinh tế biển và khai thác khoáng sản bao gồm các dịch vụ du lịch biển, khai thác than, đá vôi, cát trắng, vàng sa khoáng, sắt, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp. Tuy nhiên hiện tại kinh tế lâm nghiệp đang suy giảm do khai thác rừng cạn kiệt khiến rừng không thể hồi phục nhanh chóng lại được.

Nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi cấy ngọc trai càng ngày càng phát triển, sản lượng hải sản đánh bắt được càng ngày được tăng lên với nhiều loại hải sản quý hiếm như là cá mực, cua, ghẹ, bào ngư, ngọc trai, tôm hẹ,… Tuy nghề khai thác hải sản có từ rất lâu đời song việc đánh bắt hải sản vẫn chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ.

Vân Đồn có nhiều loại gỗ quý như gỗ nghiến, gỗ mun, gỗ táu, gỗ lim, gỗ mần lái,… và nhiều loại chim thú quý như hươu sao, vẹt đầu bạc, khỉ lông vàng, đại bàng đất, công trĩ,… được ghi vào sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác rừng quá mức cho phép khiến cho tình trạng rừng bị báo động và sụt giảm trầm trọng, các loại động vật quý hiếm cũng gặp nhiều nguy hiểm và nhiều khu rừng nguyên sinh bị phá hoại ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Chính vì phần lớn diện tích là biển và rừng cho nên diện tích đất nông nghiệp khá ít chủ yếu là đất trông lúa, đất trồng cây ăn quả, tuy nhiên đất khá bạc màu và pha cát, thiếu nước cho nên cho năng suất khá thấp. Huyện Vân Đồn còn phát triển các ngành nghề đóng thuyền, làm đồ mộc, sản xuất các vật liệu xây dựng,…

Công nghiệp khai thác khoáng sản cũng được đẩy mạnh và phát triển nhanh với nhiều loại khoáng sản chủ yếu như than đá, quặng sắt, mỏ cát trắng, vàng sa khoáng,… Nền kinh tế của huyện Vân Đồn đang càng ngày càng đi lên và phát triển một cách mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Ngoài những ngành nghề kể trên thì Vân Đồn đang hướng kinh tế phát triển thêm về du lịch, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan và nghỉ dưỡng tại đây.

Du lịch

Huyện Vân Đồn nổi tiếng với nhiều đảo đá vôi và nhiều hang động đẹp nối liền với vịnh Hạ Long thuộc di sản thế giới. Nhiều đảo còn nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và sạch, với khí hậu mát mẻ, trong lành, nhiều loại hải sản ngon, Vân Đồn được đánh giá là một nơi có nhiều tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ du lịch.

Vân Đồn được biết đến với nhiều di chỉ khảo cổ, kiến trúc cổ như hang Soi Nhụ, đình làng Quan Lạn, di chỉ mộ thời Hán, các bến thương cảng cổ như bến Cái Làng, bến Con Quy, bến Cống Hẹp,… Nhiều hệ thống hang động và đảo đá như đảo hòn Đũa, hang Soi Nhụ, đảo hòn Thiên Nga và nhiều bài tắm tự nhiên, sạch đẹp nằm trên các đảo như Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn.

Vân Đồn là một huyện đã và đang phát triển, mang nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế và du lịch quan trọng cho tỉnh Quảng Ninh và cả nước. Bài viết Vân Đồn thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã? đã giải đáp những đặc điểm về hành chính của Vân Đồn đồng thời tìm hiểu thêm về những đặc điểm kinh tế, du lịch huyện Vân Đồn một cách cụ thể nhất.

Vân Đồn thuộc tỉnh nào? Có bao nhiêu phường xã?
Rate this post
Posted in: Việt Nam
«
»

Leave a Comment