Bắc Giang có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn, thành phố?

Bắc Giang là một vùng đấtcổ, gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Đặc biệt, đây còn là vùng đất ghi đậm dấu ấn của các cuộc chiến tranh xâm lược như: chiến thắng Yên Thế, chiến thắng Cần Trạm-Hố Cát-Xương Giang… cùng với nhiều di tích văn hóa khác. Vậy bạn đã thực sự hiểu hết về vùng đất này chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu mảnh đất thân thương này thông qua bài viết: Bắc Giang có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn, thành phố? hôm nay nhé!

Bắc Giang ở đâu nước ta?

Bắc Giang là một tỉnh nhỏ thuộc vùng miền Bắc Việt Nam, có tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông.  Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội về phía Bắc 50km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị về phía nam 110km, cách cảng Hải Phòng về phía đông 100km. Ngoài ra, về vị trí tiếp giáp của tỉnh Bắc Giang với các tỉnh lân cận là:

+ Phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh
+ Phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn
+ Phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội
+ Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Mặc dù là tỉnh có diện tích đồi núi khá lớn nhưng những năm gần đây, Bắc Giang đã có những bước tiến vượt bậc. Kinh tế ở Bắc Giang đang trong đà phát triển toàn diện và dần khẳng định được vị thế của mình là Trung tâm kinh tế lớn thứ hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ngoài ra, Bắc Giang còn được biết đến là tỉnh nằm trong quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội.

Bắc Giang có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn, thành phố?

Về đơn vị hành chính, Bắc Giang hiện có nay 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện. Trong đó có 227 đơn vị hành chính cấp xã gồm 16 thị trấn, 204 xã và 10 phường. Và dưới đây là danh sách các thành phố, huyện, thị trấn và xã, phường của tỉnh Bắc Giang, các bạn có thể tham khảo thêm:

Thành phố Bắc Giang bao gồm:
+ Phường (10): Dĩnh Kế, Đa Mai, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang
+ Xã (6): Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê, Song Mai, Tân Mỹ, Tân Tiến

Huyện Hiệp Hòa bao gồm:
+ Thị trấn (1): Thắng (huyện lỵ)
+ Xã (25): Bắc Lý, Châu Minh, Đại Thành, Danh Thắng, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Đức Thắng, Hòa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, Xuân Cẩm

Huyện Lục Nam bao gồm:
+ Thị trấn (2): Đồi Ngô (huyện lỵ), Lục Nam
+ Xã (25): Bảo Đài, Bảo Sơn, Bắc Lũng, Bình Sơn, Cẩm Lý, Chu Điện, Cương Sơn, Đan Hội, Đông Phú, Đông Hưng, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lục Sơn, Lan Mẫu, Nghĩa Phương, Phương Sơn, Tam Dị, Thanh Lâm, Tiên Hưng, Tiên Nha, Trường Sơn, Trường Giang, Vô Tranh, Vũ Xá, Yên Sơn

Huyện Lạng Giang bao gồm:
+ Thị trấn (2): Vôi (huyện lỵ), Kép
+ Xã (21): An Hà, Dương Đức, Đại Lâm, Đào Mỹ, Hương Sơn, Hương Lạc, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tiên Lục, Tân Dĩnh, Tân Thanh, Tân Thịnh, Tân Hưng, Thái Đào, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ

Huyện Sơn Động bao gồm:
+ Thị trấn (2): An Châu (huyện lỵ), Thanh Sơn
+ Xã (21): An Bá, An Châu, An Lạc, An Lập, Bồng Am, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Lệ Viễn, Long Sơn, Phúc Thắng, Quế Sơn, Tuấn Đạo, Thanh Luận, Thạch Sơn, Tuấn Mậu, Vân Sơn, Vĩnh Khương, Yên Định

Huyện Lục Ngạn bao gồm:
+ Thị trấn (1): Chũ (huyện lỵ)
+ Xã (29): Biên Sơn, Biển Động, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Phong Minh, Kim Sơn, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phong Vân, Phì Điền, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu

Huyện Việt Yên bao gồm:
+ Thị trấn (2): Bích Động (huyện lỵ), Nếnh
+ Xã (17): Bích Sơn, Hoàng Ninh, Hồng Thái, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lạn, Thượng Lan, Hương Mai, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến

Huyện Tân Yên bao gồm:
+ Thị trấn (2): Cao Thượng (huyện lỵ), Nhã Nam
+ Xã (22): An Dương, Cao Xá, Đại Hóa, Cao Thượng, Hợp Đức, Lam Cốt, Lan Giới, Liên Chung, Liên Sơn, Nhã Nam, Ngọc Châu, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Ngọc Vân, Phúc Hòa, Phúc Sơn, Quang Tiến, Quế Nham, Tân Trung, Song Vân, Việt Lập, Việt Ngọc

Huyện Yên Thế bao gồm:
+ Thị trấn (2): Cầu Gồ (huyện lỵ), Bố Hạ
+ Xã (19): An Thượng, Bố Hạ, Canh Nậu, Đông Sơn, Đồng Hưu, Đồng Kỳ, Đồng Lạc, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Vương, Hồng Kỳ, Hương Vĩ, Phồn Xương, Tân Hiệp, Tân Sỏi, Tam Hiệp, Tam Tiến, Tiến Thắng, Xuân Lương

Huyện Yên Dũng bao gồm:
+ Thị trấn (2): Neo (huyện lỵ), Tân Dân
+ Xã (19): Cảnh Thụy, Đồng Phúc, Đồng Việt, Đức Giang, Hương Gián, Lãng Sơn, Lão Hộ, Nham Sơn, Nội Hoàng, Quỳnh Sơn, Tân An, Tân Liễu, Thắng Cương, Tiền Phong, Tiến Dũng, Trí Yên, Tư Mại, Xuân Phú, Yên Lư

bac-giang-co-bao-nhieu-huỵen

Ngoài ra, về dân số tại tỉnh Bắc Giang theo thống kê năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang có trên 1,6 triệu người,với mật độ dân số 424 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước, 14,9% dân số sống ở đô thị và 85,1% dân số sống ở nông thôn.Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%.

Đến tỉnh Bắc Giang có gì để chơi không?

Nếu bạn đang thắc mắc khi đến tỉnh Bắc Giang không biết lựa chọn địa điểm nào để vui chơi thì sau đây cungok.com xin giới thiệu đến bạn top các điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Giang bạn không nên bỏ qua:

Làng Thổ Hà: Điều đặc biệt khi khách du lịch tới đây đó chính là được thăm quan ngôi làng đặc trưng nhất Bắc Bộ, người dân ở đây không sống bằng nghề nông mà nghề chính là thủ công, buôn bán nhỏ và đặc biệt là nghề làm gốm. Ngoài ra, khi ghé thăm làng Thổ Hà bạn sẽ được giới thiệu đến ngôi đình nổi tiếng ủa xứ Bắc Kinh thờ Thân Cảnh Phúc, 1 vị tướng thời nhà Lý. Ngồi đình có công trình kiến trúc vô cùng quy mô, rộng 3000m2 được xây dựng vào năm 1685.

Thành cổ Xương Giang: có vị trí nằm tại xã Xương Giang của thành phố Bắc Giang. Thành cổ là nơi chứa đựng nhiều dấu tích xưa, nhưng biến tích của lịch sử. Khi đến với thành cổ Xương Giang, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng những nét độc đáo của ngôi thành như tấm bia đá xanh nguyên vẹn và trên trán bia đá có đề các chữ Hán ” Xương Giang cổ thành bi ký”.

Khu du tích suối mỡ: Nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm vui chơi tại Bắc Giang thì đừng bỏ lỡ suối Mỡ. Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ từ núi rừng, cây xanh thanh bình và các con đường uốn lượn theo dòng suối cùng với thác nước chảy siết. Đồng thời, sẽ là nơi để du khách có thể khám phá lối đi khác được tạo ra bởi các vách đá.

Rừng nguyên sinh Khe Rỗ: cách Hà Nội về phía Bắc 120km, rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đây được biết là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho vùng Đông Bắc. Khi đến với khu rừng nguyên sinh du khách sẽ được chiêm ngưỡng 1 con suối lớn và vô cùng đẹp bởi có những viên đá nổi lên đủ màu sắc, kích cỡ.

Làng rượu Vân Hà: Vân Hà là một địa danh nổi tiếng thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây lừng danh với đặc sản rượu làng Vân, một thứ rượu đặc biệt thơm ngon. Người làng Vân nói riêng và người Bắc Giang nói chung luôn tự hào với nghề nấu rượu làng Vân bởi trải qua mấy trăm năm, dưới các triều đại phong kiến thì thứ rượu này từng là lễ vật tiến vua và được sử dụng thường xuyên trong những yến tiệc chốn cung đình.

Hi vọng với bài viết: Bắc Giang có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn, thành phố? giúp bạn giải đáp được thắc mắc, cũng như có thêm nhiều thông tin, kiến thức mới về vùng đất gắn liền với lịch sử này. Để có thêm nhiều kiến thức về đơn vị hành chính hay các tỉnh khác hãy thường xuyên theo dõi cungok.com nhé!

Xem thêm:

Bắc Giang có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn, thành phố?
Rate this post
Posted in: Địa lý, Hỏi Đáp, Việt Nam
«
»

Leave a Comment